Văn hóa ẩm thực Việt trải qua hàng ngàn năm. Tới nay những giá trị tốt đẹp vẫn luôn được gìn giữ và lưu truyền. Nhất là văn hóa bữa cơm gia đình của người Việt Nam.

Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi chúng ta. Việc đó không chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại, duy trì sự sống. Mà đó còn là cách thể hiện văn hóa của cả một dân tộc, quốc gia. Bữa ăn gia đình đóng một vai trò rất quan trọng. Nó thể hiện được tình cảm, sự gắn kết giữa các thành viên gia đình mới nhau.

bua com gia dinh

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những ý nghĩa và giá trị của bữa cơm gia đình nhé!

1. Ý Nghĩa của Bữa Cơm Gia Đình Việt

Bữa cơm gia đình của người Việt ẩn chứa rất nhiều đạo lý quan trọng. Ngồi quây quần bên mâm cơm, ăn uống và trò chuyện cùng nhau thể hiện được tình cảm yêu thương. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, tất cả các thành viên trong gia đình ngồi bên mâm cơm tiếng cười sẽ luôn vang lên.

bua com gia dinh

Khi nói đến bữa cơm gia đình ắc hẳn những người con đang xa nhà sẽ nghĩ ngay đến những món ăn mẹ nấu. Hình bóng người mẹ trong gian bếp nghi ngút khói và mùi thơm thức ăn. Hình ảnh đó sẽ mãi in đậm và theo mỗi chúng ta suốt cuộc đời này. Những món ăn dù không cao sang, mỹ vị nhưng đó là tấm lòng, là sự yêu thương mà mẹ, hay vợ luôn đong đầy.

Mâm cơm gia đình là linh hồn của sự hạnh phuc, sự yêu thương, nuôi dưỡng và gắn bó của các thế hệ. Không những thế bữa cơm còn theerh iện nét đẹp văn hóa trong ẩm thực của người Việt

2. Văn Hóa Dùng Cơm Của Người Việt

Ngày xưa, người Việt có thói quen dọn cơm vào mâm. Tất cả các món ăn được dọn chung trong một mâm và bê ra cùng một lúc cùng với chén đũa. Người Việt thường ăn cơm bằng đũa, cách cầm đũa cũng là một quá trình học hỏi. Người Việt giáo dục con cái “kính trên nhường dưới”. Trong bữa ăn cũng thế, lúc bới cơm cũng sẽ bới cho người lớn trong nhà trước. Những phần thức ăn ngon hơn cũng sẽ phần cho ông bà, cha mẹ. Trẻ em cũng là đối tượng luôn được ưu tiên trong các bữa ăn gia đình. Người Việt Nam rất hiếu khách, khách mời luôn được sắp xếp vị trí ngồi ưu tiên trong mâm cơm.

Đặc trưng của bữa ăn người Việt là luôn luôn có cơm trắng và chén nước mắm. Những món ăn kèm sẽ tùy thuộc vào sở thích cũng như từng vùng miền.

bua com gia dinh

3. Ẩm thực bữa cơm gia đình Ba Miền

Các món ăn của người miền Bắc thường được nêm nếm vừa phải, không béo hay quá cay. Nước chấm được người miền Bắc dùng trong bữa ăn là nước mắm pha loãng hoặc mắm tôm.Các món mặn thì chủ yếu vẫn được chế biến từ thịt, cá các loại. Các món ăn miền Bắc thường có vị thanh đạm hoặc chua nhẹ như món canh sấu nấu sườn heo, thịt kho, rau muống luộc.

bua com gia dinh

 

Nếu như ẩm thực miền Bắc có sự nhẹ nhàng  tinh tế, thì ẩm thực miền Trung mang một hương vị đậm đà mạnh mẽ hơn. Người miền Trung có thói quen ăn đậm vị và cay nồng. Nổi bật là mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua, gia vị khi nêm nếm cũng được sử dụng nhiều loại. Các nguyên liệu được sử dụng để nấu cũng phong phú và đa dạng hơn.

bua com gia dinh

Khác với ẩm thực miền Bắc và miền Trung, thì khẩu vị của người miền Nam lại thiên về ngọt, béo và cay. Điều này thể hiện đậm nét qua các món mắm cá sặc, mắm ba khía, hay những món ăn nấu cùng với nước dừa. Người miền Nam rất thích các món ăn được chế biến từ hải sản, đặc biệt là các loại cá.

bua com gia dinh

Văn hóa ẩm thực trong bữa cơm của người Việt Nam thể hiện qua cách giao tiếp của mọi người trong gia đình. Trải qua nhiều năm tháng, những biến động lịch sử, sự thay đổi về kinh tế, xã hội. Nhưng nét đẹp về mâm cơm vẫn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta. Đó vẫn luôn là một nét văn hóa luôn cần được giữ gìn và duy trì.